- NHÂN TƯỞNG NIỆM 49 NGÀY CỦA TRƯƠNG THẾ PHIỆT
- Bài viết của Phan Ngọc Hà, một ngưới bạn một thời tuổi trẻ!
-
Giọt lệ dắng mờ màn vi tínhNgỡ ngàng trôngThành Kính Phân ƯuChiều Thu gió lộng hắt hiu,Bẽ bàng nghe bạn phiêu diêu cõi trời.Một giây lỡ lạc ngoài xa lộĐể tiếc thương biết độ nào vơiNhớ xưa Học Xá vẽ vờiTương lai còn đó mặc đời trầm thăng [*]Cơn quốc biến biết chăng vận bĩNỗi niềm đau, mài chí viễn du,Giờ đành khép lại thiên thu.Mà lời vĩnh biệt khơi sầu nhân gian.Chiều nay, ngay khi về nhà sau mấy giờ sinh hoạt bên ngoài và đimua sắm thức ăn cho tuần lễ tới; mở internet đoc tin tức bạn bè, tôichợt ngẩn người và cay mắt khi đoc tin Trương thế Phiệt vừa vộivã bỏ bè bạn ra đi.Dẫu biết đòi là vô thường nhưng sao sự ra đi của Phiệt có` vẻ vô lývà tức tửi khó chấp nhận quá.Còn dây những lời thăm hỏi của N. H. Diên gửi cho Phiệt; còn đâymấy ý kiến của Phiệt trong cái diễn dàn nhỏ “cấm đàn bà ” củanhóm thầy lang lớp chúng tôi. Mọi việc cứ như một sự đùa giỡntrêu ngươi. Trương Thế Phiệt đã ra đi. Cảm giác khác hẳn nhữngcảm giác khi nhận dược tin ra đi của những bạn mới đi trước nhưHuynh Đình Đại , Trần Văn Minh , Nguyễn Đình Ngoc,… vì ítnhiều những chuyến ra đi của các bạn ấy cũng đã có được báotrước và chắc hẳn ở đó cũng có it nhiều chuẩn bị tâm lý giữa kẻ ở,người đi; it nhiều cũng có một sự giải thoát khỏi sự khổ đau củabệnh tật trong cơn bạo bệnh. Giống như Lương Diệu Thất, TrươngThế Phiệt ra đi trong sự ngỡ ngàng của bè bạn.Tôi quen biết Phiệt từ ngày tập Quân sự học đường ở Khoa HọcĐai Học đường Saigon sau cuộc binh biến Tết Mậu Thân; thuở ấy
-
Sinh viên lớp Dự bị Y khoa (APM ) vẫn còn là Sinh viên KhoaHoc, chưa chính thức là Sinh viên Y khoa. Chính thức vào Y Khoa,tôi dược cư trú ở Đại Học Xá Minh Mạng, cùng trong dãy lầu mớixây trong khu Học Xá; tôi ở lầu 3, cửa sổ nhìn xuống khu cư xágiáo chức Đại học, Phiệt ở cuối lầu 2 gần cầu thang, cửa sổ nhìnxuống sân cư xá và ngôi giáo đường bên kia đường Minh Mạng.Hằng ngày vẫn gặp nhau chào hỏi.Từ năm thứ 5 Y Khoa chúng tôicùng trong một nhóm thực tập nên có thân nhau hơn. Phiệt hay pháphách vui chơi với bạn bè nhưng không gây phiền phức hay buồnphiền cho ai. Tiếng nói rổn rảng , và cũng hay chửi thề thể hiệntính cách bộc trực nên Phiệt cũng có vài nick name như Phiệt tặchay Phiệt nham, nhưng không nổi tiếng vì ngoài việc nói chuyện totiếng Phiệt thuộc nhóm đa số thầm lặng. Một kỷ niệm khó quênthời Sinh viên khi chúng tôi trong kỳ đi thực tập ở Bệnh việnNguyện văn Học, tại trại Ngoại Khoa của bác sĩ Lê dư Khương vàThái thi Diệp. Chúng tôi được BS Khương ưu ái cho dùng vănphòng của Bác sĩ điều trị làm chỗ nghỉ ngơi. Chuông diện thoạireo, Phiệt ngỡ rằng điện thoại của cô bạn gái của N. V. Đ., ngườibạn cùng nhóm từ ngoaì gọi vào nên đã bốc diện thoại và buônglời trêu chọc: ” Ờ anh đây,anh Đ. đây, em chuẩn bị sẵn sàng đi, hếtgiờ học chiếu nay mình đi chơi như hôm trước nghen...” Khôngngờ người bên kia dầu giây lại là cô Y tá trưởng, cô H. vốn nổitiếng là một bà chằn, không nghĩ đó là một sự nhầm lẫn mà đã điméc lại với BS Khương và BS Diệp với những lời hằn học vàkhiếm nhã.Những năm cuối Phiệt không phải lo lắng nhiều về chuyện đôngviên nhập ngũ vì Phiệt là con trai còn lại của gia đình đã có anh emphục vụ trong quân dội VNCH.Không bị động viên nhập ngũ, Phiệt không phải trả giá cho nhữngnhọc nhằn của các Sĩ quan miền Nam trong trại tập trung Cộngsản; được làm việc tại một Bệnh viên Hoa Kiều, Bệnh viện PhúcKiến (sau này là Nguyễn Trãi ).Nhưng có lẽ do không quen và không thích lấy lòng Ban GiámĐốc Cộng sản sau ngày Việt cộng tiếp thu và Quốc doanh hoá cac
-
bệnh viện dân lập, Phiệt đã bị Ban giám Đốc đẩy đi công tác ởLực Lượng Thanh Niên Xung Phong, t/ p Saigon cùng một thờiđiểm với tôi, thay thế Trần Thu Bảo và Nguyễn Phan Khuê. Vàcũng giống như tôi, Phiệt có đến trình diện ỡ bộ chĩ huy của lựclượng TNXP, nhưng rồi không thèm lãnh sự vụ lệnh, không nhậnnhiệm sở sau khi chửi thề và cãi vã với các cán bộ của Việt cộng.Phiệt không còn làm việc ở BV Nguyễn Trãi nữa, Phần tôi, tôikhông dám la lối như Phiệt ở Bộ chỉ huy của TNXP, nhưng tôi thấytôi không thể nào phục vụ cho TNXP, một thứ lính trá hình đanghổ trợ cho các lực lượng quân sự đi xâm lấn Cambodia. Tôi đàonhiệm và có lệnh truy nã, phải trốn tránh một thời gian dài.Phiệt không làm việc ở Bệnh viện nhưng có lẽ nhờ sự khéo léo củachị Phiệt nên vẫn duy trì phòng mạch. Nhờ thế Phiệt đã giúp tôitiêu thụ được một ít thuốc men do bạn bè gửi cho hay do tôi muađược ở chợ trời trong những ngày thân sơ thất sở. Một lần đến nhờPhiệt giúp một việc gì đó, buồi tối, chung cư Minh Mạng bị mấtđiện, ra về Phiệt đã tận tình đưa tồi xuống đến tận chân cầu thangvới một lời nhắn nhủ: “hãy cẩn thận để tồn tại trong xã hội này”.Sống dưới chế độ Cộng sản Phiệt đã dè dặt hơn.Trước khi định cư ở Mỹ Phiệt còn bàn giao cho tôi vài bệnh nhânthân thiết mà Phiệt đã chăm sóc từ nhiều năm.Bao nhiêu năm rồi gặp lại, Phiệt vẫn ăn nói bộc trực như thể hiệnmột sự dễ tính. Nhưng bên sau những lời lẽ bộc trực là một thứtình cảm sâu đậm (nhân hậu ) mà Phiệt dành cho thân nhân và bạnbè. Còn nhớ mỗi lần có dịp về thăm nhà Phiệt thường nhắc nhở tôiđi thăm những người bạn đang gặp khó khăn hay những ngườiđang trong cơn bạo bệnh, như Lê Văn Khoa , hay Nguyễn ĐìnhNgọc mấy năm trước. Phiệt cũng không ít lần đứng ra quyên góptiền bạc để giúp đỡ những người bạngặp khó khăn trong cơn túngquẫn như N. V, Đ. ở Nha trang vai`năm trước đây. Nhớ lần ghéChicago mười mấy năm trước trên đường đến gặp gỡ những ngườithân trong gia đình ở miền Đông- Bắc, Phiệt đã sắm cho tôi vài vậtgia dụng mà tôi vẫn còn dùng đến hôm nay; và cũng lấn ấy, một lờitâm sự như một phương châm mà Phiệt đã thốt ra: bần tiện chi
-
giao bất khả vong, tào khang chi thê bất khả hạ đường. Vâng,Phiệt rất chung tình với người bạn trăm năm và tận tình với bạn bèthời thơ ấu.Mỗi lần có dịp về San Jose, Phiệt và Thịnh là những người đưa đóntôi đi thăm người quen hay bạn bè, nhưng giờ đây tôi đang mấtmột người bạn mỗi khi có dip về Thung lũng Hoa Vàng, và mớiđây thôi, Phiệt hứa với tôi 1 chuyến về thăm nhà, ở VN, có dịp sẽthăm vài người bạn nhu LVH, hay tìm hiểu hoàn cảnh của N.V. Đ.và tìm cach giúp đỡ…PHiệt ơi, mọi chuyện đã không như ý; l’homme propose, Dieudispose. Rất tiếc mày chưa thực hiện được một chút gì cho nhữngngày tháng thảnh thơi, đã phải ra đi bỏ lại bao người thân.Thôi thì cứ vui điThế sư thăng trầm quân mạc vấnYên ba thâm xứ hữu ngư châu….Vĩnh biệt Trương Thế PhiệtChicago Trọng Thu năm Ất MùiPhan Ngọc Hà
